Đam San.net -Diễn đàn yêu âm nhạc và nhạc cụ dân tộc Việt Nam - Thắc mắc về tone của sáo và các nhạc cụ.

Đam San.net -Diễn đàn yêu âm nhạc và nhạc cụ dân tộc Việt Nam

Phiên bản đầy đủ: Thắc mắc về tone của sáo và các nhạc cụ.
Bạn đang xem phiên bản rút gọn. Bạn có thể xem bản đầy đủ.
Các bạn có thể tham khảo bài viết tại đây
Cảm ơn bác MHM rất nhiều! Sẵn đây cho mình hỏi về tầm âm của các nhạc cụ dân tộc (đàn cò, sến, kìm...) thì như thế nào? Một số loại nhạc cụ này có note rõ ràng như các nhạc cụ phương Tây không?
(03-28-2012, 09:33 AM)lqphap36 Đã viết: [ -> ]Cảm ơn bác MHM rất nhiều! Sẵn đây cho mình hỏi về tầm âm của các nhạc cụ dân tộc (đàn cò, sến, kìm...) thì như thế nào? Một số loại nhạc cụ này có note rõ ràng như các nhạc cụ phương Tây không?
Hiện tại mình chưa tìm hiểu kỹ về âm vực của nhạc cụ cổ truyền nên chưa biết trả lời sao cho bạn nữa,nhưng hầu hết các nhạc cụ này đều không theo thang âm phương Tây mà chỉ theo âm giai ngũ cung đều(đàn sến) hoặc không đều thôi(đàn Nguyệt).Nhưng khi đàn thì phải nhấn nhá cho đúng theo hơi Xuân,Ai,Oán...nên cao độ vài nốt thay đổi cao độ theo hơi của bản nhạc.

Bạn lqphap36 thân mến !
Tần âm của các nhạc cụ dân tộc như bạn hỏi cũng có nốt rõ ràng như các nhạc cụ Tây phương. Chúng có thể thay đổi được cao độ và tên gọi kèm theo. Tuy nhiên chúng không chính xác y chang như trong bảng tần số. Có thể cao hơn chút xíu, thấp hơn chút xíu.
Khi hoà tấu:
- Nếu có Tiêu, Sáo, Khèn, Kèn ( là các nhạc cụ định âm sẵn): Thì các nhạc cụ lấy dây theo Tiêu, Sáo. Lấy 1 âm nào đó của Tiêu Sáo Khèn Kèn cho nhạc cụ của mình là được. (thường là chữ Hò).
- Nếu không có Tiêu, Sáo: Thì các nhạc cụ lấy dây theo của đàn Tranh, bởi lẽ cây đàn này lên dây phức tạp, mất khá nhiều thời gian chỉnh nhạn. Lấy 1 âm nào đó của đàn Tranh cho nhạc cụ của mình là được (thường là chữ Hò).
Khi có ca sĩ hát: Ta lấy theo giọng của ca sĩ.
Mình đưa lên 1 số tần âm cho bạn tham khảo:
1. Đàn Cò: thường là Sòn - Rê, tuỳ theo tông Hò mà ta định hoà tấu hay ca sĩ hát mà ta gọi tên chúng là Xàng - Liu, Hò - Xê hay Xề - U hay Xừ - Cống..v..v. Còn tên gọi thì các Nghệ nhân hay gọi để phân biệt là dây Thiệt, dây Nguyệt, dây Oán v..v....
Tuy nhiên có thể lên dây là Fà - Đô hoặc Rề - La. (Rề La thì ta kéo cái cữ lên phía 2 trục vặn). Ít khi thấy lên là Là Mi vì dây quá căng.
2. Đàn Gáo: Thường lên dây là Rề -La hoặc Đồ - Son hoặc Sòn-Rê ( Sòn Rê này cao hơn Cò 1 quãng 8). Cách gọi tên theo Cổ nhạc cũng giống như với Cò ở trên.
3. Đàn Sến: Thường lấy dây đảo ngược với Kìm. Ta có nhiều cách lên dây đàn Sến, nhưng phổ biến là dây quãng 4 và dây quãng 5
Dây quãng 5:
- Dây Tiểu (dây nhỏ, ở phía dưới) Ta lên là Rê
- Dây Đại (dây bự, ở phía trên) Ta lên là Sòn (Sòn này ăn vào dây Tiểu của đàn Kìm)
Dây quãng 4:
- Dây Tiểu: Giữ nguyên
- Dây Đại: Bạn vặn cao lên thành Là.
4. Đàn Kìm:
Dây phổ biến và thuận cho các tông Hò là dây Bắc Oán (dây quãng 4), bạn lên như sau
- Dây Tiểu: Bạn lên là Son
- Dây Đại: Bạn lên là Rề
Còn nhiều tông dây khác như dây quãng 5 ( Đồ - Son), dây Tố Lan quãng 7 thứ ( Là - Son), dây quãng 3, dây Sa Giang, dây Hò Nhì của ông Nguyễn Vĩnh Bảo, v..v.....
Tuỳ theo vị trí chữ Hò trên dây tiểu của đàn Kìm ta có Hò Nhứt, Hò Nhì, Hò Ba, Hò Tư, Hò Năm. Mỗi cái Hò đều có 1 sự thuận lợi và 1 sự bất lợi khi diễn tấu các hơi Bắc, Quảng, Hạ, Đảo, Xuân, Ai, Oán.
Tuy nhiên, cách gọi của Nhứt, Nhì, Ba, Tư, Năm thường không thống nhất trong nhạc giới, tuỳ theo cách hiểu của mỗi người. Đàn bầu có thể gọi C là Nhứt, đàn Tranh có thể gọi D là Nhứt, cái đó không quan trọng lắm.
Nếu bạn cần nghiên cứu về tông dây nhạc cụ thì mình có thể tư vấn cho bạn, mình làm 1 số file về tần số cho chúng để so sánh. Bạn quan tâm đến nhạc cụ nào thì mình sẽ chỉ trúng cho bạn.
Chúc bạn lqphap36 thành công.







Cảm ơn bạn lehuuhung đã chia sẽ.
Cây sáo là nhạc cụ được định âm sẵn, thì như bạn cho biết là chúng ta phải lên dây tất cả các nhạc cụ khác khi hòa tấu. Mình có một ý là chúng ta làm một cây sáo có thể thay đổi tone được bằng cách, từ lỗ thổi đến các lỗ bấm ta làm khớp vặn để có thể thay đổi khoảng cách, đồng nghĩa với thay đổi tone. Không biết là ý mình có đúng không? vì như thế thì khoảng cách giữa các lỗ bấm không thay đổi được?
Có nhiều cách để thay tone cho nhạc cụ. Giờ mình mới biết có 2 cách
1. Khoét ra 1 lỗ chuyển tông trong đoạn lỗ thổi đến lỗ bấm gần nhất. Thiết kế cơ cấu đóng/mở. Lỗ này thường rất mi nhon (để đỡ tốn hơi)
2. Cắt rời cây sáo ở trong giới hạn từ lỗ thổi đến lỗ bấm gần nhất để thay đổi chiều dài này. Dài ra hay ngắn lại có 1 cái khớp nối như dành cho Tiêu trong mục của bạn KST_Chuyên. (mục khớp nối cho Tiêu).
Mình biết 2 cách tính toán này nhưng mình thiếu nhiều thông tin về cây sáo nên rất khó để giúp bạn.
1. Ls:
- Từ mép nút chặn đến cuối ống sáo = ?mm
- Từ tâm lỗ thổi đến cuối ống sáo = ?mm
- Lỗ thổi hình gì ? Tròn hay elip, bạn cho tôi thông tin về đường kính lỗ thổi (dl) = ?mm, nếu là lỗ hình elip, bạn cho tôi 2 đường kính lớn nhỏ : a = ?mm, b = ?mm
2. ds: Đường kính trong lòng ống sáo = ?mm, S đều hay S thay đổi, nếu đầu to đầu nhỏ mà tiết diện biến đổi đều thì bạn cho tôi thông tin về d tại mép nút chặn = ?mm, d tại miệng cuối ống sáo = ?mm
Nếu chiều dày sáo không đều, bạn thông tin thêm chiều dày tại mép nút chặn = ?mm, chiều dày tại miệng cuối ống sáo = ?mm
3. Bịt hết các lỗ trên sáo, kể cả lỗ định âm bạn thổi ra tần số gì ? Hz (Tần số gốc)
4. Lỗ cuối cùng (gần với lỗ thổi nhất)
- hình gì : lỗ hình tròn hay hình elip ?
- Cao độ khi thổi ta mở đến lỗ này (mở hết cả các lỗ trước nó nữa) là ?Hz
- Nếu lỗ hình tròn: Bạn cho tôi đường kính lỗ dl = ?mm
- Nếu là lỗ hình elip: Bạn cho tôi đường kính lớn a, đường kính nhỏ b = ?mm
- Tâm lỗ cuối cùng này cách nút chặn ?mm.
5. Có lỗ định âm không? Mấy lỗ ? Nếu có thì cung cấp cho tôi các thông tin của các lỗ định âm như mục 4.
6. Bạn muốn thay thành tone gì ? ví dụ đang từ tone Đô, bạn muốn thay thành cao lên thành tone gì ? hoặc thấp đi bằng tone gì ?
Tớ chỉ quan tâm đến tần số gốc và cái lỗ gần lỗ thổi nhất. Bạn cho tớ 6 thông tin trên. Tớ sẽ chỉ cho bạn. Bạn nên làm với cây sáo rẻ tiền trước.