Đam San.net -Diễn đàn yêu âm nhạc và nhạc cụ dân tộc Việt Nam - Chàng trai 9X “ vịn” tiếng sáo bay qua nỗi đau

Đam San.net -Diễn đàn yêu âm nhạc và nhạc cụ dân tộc Việt Nam

Phiên bản đầy đủ: Chàng trai 9X “ vịn” tiếng sáo bay qua nỗi đau
Bạn đang xem phiên bản rút gọn. Bạn có thể xem bản đầy đủ.
 Chàng trai 9X “ vịn” tiếng sáo bay qua nỗi đau
 
(PL&XH) - Chưa một lần học nhạc phổ nhưng chàng trai 24 tuổi Nguyễn Văn Linh đã có 6 năm kiên trì theo đuổi môn sáo trúc. Với Linh, tiếng sáo như “đôi mắt sáng” tiếp thêm cho em nghị lực chống chọi với những chuỗi ngày chạy thận đau đớn. Tiếng sáo cuộc đờiMột ngày thu, ở ngoài hành lang tầng 4 khu KTX của Học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam, chúng tôi nghe thấy tiếng sáo réo rắt. Tiếng sáo đầy mê hoặc, sâu lắng của “chàng trai mù” Nguyễn Văn Linh (SN 1990) khiến ai một lần nghe cũng cảm thấy ấm áp, gần gũi. Linh sinh ra ở vùng quê nghèo Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa, tuổi thơ em gắn liền với những tháng ngày thổi sáo, chăn trâu. Lớn lên tiếng sáo chính là niềm đam mê âm nhạc mà Linh theo đuổi.Thế nhưng, sinh ra Linh đã kém may mắn khi không có đôi mắt sáng, điều khiến cho em gặp khó khăn trong việc học hành.Là con thứ hai trong gia đình có hai anh em, dù nhà nghèo nhưng bố mẹ Linh vẫn nuôi hi vọng chữa khỏi bệnh cho con. Khi đưa Linh đi khám tại BV Mắt Trung ương, các bác sĩ chẩn đoán em bị thoái hóa sắc tố võng mạc, căn bệnh mà đến nay y học thế giới vẫn chưa tìm ra cách chữa. Nhưng “tiền mất thì tật vẫn mang”, đến khi Linh lên 5 tuổi thì bố mẹ em đành phải chấp nhận sự thật nghiệt ngã.Lớn lên, thấy chúng bạn chơi bắn bi, nhảy cầu, Linh chỉ ngồi thơ thẩn một mình. Không được đến trường, thầy giáo của Linh chính là người anh trai hơn Linh 1 tuổi. “Thầy” không dạy em con chữ mà miêu tả cho em hình hài vạn vật để em tự hình dung. Trời mưa, trời nắng “thầy” đưa em ra khoảng sân trước nhà để cảm nhận sự thay đổi của thời tiết. Sau giờ học trên lớp, “thầy” lại đưa em cùng ra đồng chăn trâu với lũ bạn trong xóm. Chính những buổi ra đồng chăn trâu, Linh biết đến tiếng sáo. Dần dần, Linh mê mẩn với tiếng sáo réo rắt ấy. Ngày nào không được nghe thấy tiếng sáo là Linh cảm thấy thiếu vắng. Ước mơ được thổi sáo cứ đong đầy.Năm 2001, Hội Người mù huyện Vĩnh Lộc mở lớp học chữ nổi cho người khiếm thị, gia đình Linh nhanh chóng đăng ký cho em đi học. Linh thông minh đến lạ. Chỉ sau một năm, từ một người không biết chữ, em đã nắm vững kiến thức của cả khối tiểu học. Năm 2002, Linh được “đặc cách” vào trường THCS Nguyễn Đình Chiểu (Hà Nội). Bước chân đầu tiên xa nhà, Linh không khỏi bỡ ngỡ. Nhưng khi cầm cây sáo trúc trên tay, thì đó chính là bước ngoặt của chàng trai luôn sống trong cuộc đời đầy bóng tối. Khi Linh học năm thứ 5 của trường Nguyễn Đình Chiểu, một ngày trường đón một dàn nhạc dân tộc về biểu diễn. Bản hòa tấu vừa cất lên Linh đã nhận ra ngay tiếng sáo trúc. Từ ngày đó, sau giờ học văn hóa, Linh và các bạn lại được các thầy dạy nhạc. Và loại nhạc cụ Linh chọn chính là cây sáo trúc.Theo các thầy cô trường THCS Nguyễn Đình Chiểu, Linh là người có khả năng thổi sáo thiên bẩm. Nếu như các bạn phải tập luyện hàng tuần tiếng sáo mới cất vang thì với Linh, ngay từ ngày đầu đã học được cách nhấn nhá môi, bấm lỗ sáo… Linh thổi sáo theo bản năng, lúc đầu em cảm nhận bản mẫu rồi thổi sáo theo từng cung bậc cảm xúc của riêng mình. Thế nên, nghe tiếng sáo của Linh, người nghe sẽ thấy một “bản ngã số phận” của Linh trong đó. Khác biệt và không lẫn với ai.  Nhà trường đã cử em đi lưu diễn ở nhiều nơi như Pháp, Nhật. Linh hào hứng kể về thành tích của mình: “Năm 2011, em đoạt HCV toàn quốc Hội thi Liên hoan tiếng hát từ trái tim do Trung ương Hội Người mù Việt Nam tổ chức tại Hà Nội”. Từ đó, Linh quyết định gắn bó cuộc đời với tiếng sáo quê hương. Hết 9 năm trung học, Linh thi đỗ vào hệ Trung cấp của Học viện Âm nhạc quốc gia Hà Nội với điểm số cao và chính thức bước vào thế giới âm thanh trong veo, réo rắt của tiếng sáo.[Hình: 07.10.2014_bb_1412659853.jpg]Vượt lên số phận nghiệt ngã, Linh vẫn đam mê tiếng sáo trúc mà em gọi là “cuộc đời thứ hai” của mình.     Ảnh V.GSố phận bất hạnhĐam mê tiếng sáo, nhưng để theo đuổi được nó, chàng trai khiếm thị 9X đã đấu tranh với sự thật nghiệt ngã hơn: Linh bị suy thận giai đoạn cuối. Đó là năm 2012, khi đang say mê tìm hiểu cung bậc mới, thể loại mới, Linh bị đau đầu, đau bụng dữ dội. Qua thăm khám, bác sĩ chẩn đoán Linh bị suy thận giai đoạn cuối. Nghe tin dữ, gia đình Linh bàng hoàng, xót thương cho cậu con trai bất hạnh. Không đầu hàng số phận, Linh vẫn ngày ngày lên lớp theo đuổi ngành sáo trúc và song hành với những chuỗi ngày chạy thận đau đớn.Ngồi bên cậu con trai đang thở dốc vì vừa mới đi chạy thận về, ông Nguyễn Văn Hạnh – bố Linh nghẹn ngào: “Từ khi biết con bị bệnh, tôi đã lặn lội từ quê lên Hà Nội làm xe ôm để tiện đưa con đi chữa bệnh. Mỗi tuần, Linh phải vào viện chạy thận ba lần, mỗi lần bốn tiếng. Thương con, tôi đã từng bảo cháu tạm ngừng công việc học tập để chữa bệnh, nhưng Linh nhất quyết xin bố mẹ được đến trường theo đuổi tiếng sáo. Thời gian trên giường bệnh, nhưng Linh vẫn cầm cây sáo trúc. Vậy là, tiếng sáo theo em từ trường rồi cùng em vào viện. Từ bác sĩ và các bệnh nhân xung quanh đều cảm phục nghị lực phi thường của cậu con trai bất hạnh, đam mê tiếng sáo”.
Ông Hạnh cũng chia sẻ thêm, chính những nỗ lực của cậu con trai, khiến ông phải học con. Vì luôn phải thường trực theo sát bệnh tình của con, nên chỉ có nghề xe ôm mới thuận tiện cho ông trong việc chăm sóc con trai. Ông bảo, Linh có bảo hiểm nên gia đình chỉ trả một phần chi phí chạy thận, thế nhưng, tiền thuốc thang của Linh cũng vào khoảng 5 triệu đồng/tháng. So với kinh tế gia đình hiện nay, số tiền đó lớn quá! Nhà tôi ở quê, làm ruộng cuộc sống cũng khó khăn. Nhưng tôi còn sức khỏe ngày nào, tôi vẫn cố gắng làm lụng, chắt chiu từng đồng cho con chữa bệnh”.Quyết tâm theo đuổi con đường âm nhạc, bây giờ, Linh không còn thổi sáo theo bản năng nữa mà đã có kỹ thuật. Hiện tại, Linh đang là sinh viên năm cuối của hệ trung cấp Học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam. Dự định của Linh là sẽ học thêm hệ 4 năm ĐH. Quãng đường phía trước của Linh còn nhiều gian nan, nhưng chàng trai khiếm thị trẻ vẫn luôn tự tin trở thành một nghệ sĩ sáo trúc tài năng.[table][tr][td]Hai năm nay, bất kể ngày nắng hay mưa, hình ảnh người cha gầy gò lặn lội đưa con đi chữa bệnh khiến nhiều người xúc động. Một chủ cửa hàng tạp hóa ngay cạnh KTX Học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam bày tỏ: “Hai bố con ông Hạnh khổ lắm! Những người sống gần đó thỉnh thoảng có việc lại nhờ ông Hạnh chở xe ôm, chắt chiu thêm thu nhập cho hai bố con. Ngoài làm xe ôm, ông Hạnh còn nhặt nhạnh chai lọ nhựa ở khu KTX đem bán, kiếm đồng ra đồng vào. Được cái là cậu con trai học giỏi, nghị lực nên ai cũng cảm phục”.[/td][/tr][/table]Mộc Miên

Nguồn : http://phapluatxahoi.vn/doi-song/chang-t...-dau-78725

Được An Sáo ngoài Hà Nội giới thiệu về khả năng chạy gam Chromatic khủng khiếp của cậu này nhưng đến bây giờ Lee tui mới có thông tin, nếu có dịp ra Hà Nội lần tới chắc tui phải tới bái kiến gấp !!!