Đam San.net -Diễn đàn yêu âm nhạc và nhạc cụ dân tộc Việt Nam - mới làm sáo cần các cao thủ tư vấn

Đam San.net -Diễn đàn yêu âm nhạc và nhạc cụ dân tộc Việt Nam

Phiên bản đầy đủ: mới làm sáo cần các cao thủ tư vấn
Bạn đang xem phiên bản rút gọn. Bạn có thể xem bản đầy đủ.
tềnh hềnh là em mới khoét lỗ thổi 1 cây trúc làm tiêu bát khổng c4 thì lúc đo âm thấy nó ra âm G4 liệu làm c4 đc ko các bác cho em xin số liệu lỗ định âm với lỗ bấm với ạ!!!!!đang cần lắm lắm
@ Tùng Dương: Khoét tiêu C4 rất OK.
Bạn làm theo cách làm của bạn này là OK:
Link clip: http://www.youtube.com/watch?v=DG2YSwsgopk
(10-19-2014, 04:58 PM)Tùng Dương Đã viết: [ -> ]tềnh hềnh là em mới khoét lỗ thổi 1 cây trúc làm tiêu bát khổng c4 thì lúc đo âm thấy nó ra âm G4 liệu làm c4 đc ko các bác cho em xin số liệu lỗ định âm với lỗ bấm với ạ!!!!!đang cần lắm lắm


Bạn đưa thông tin chưa đủ để làm tiêu rồi, ít ra cũng phải cung cấp dc đường kính lòng trong nữa bạn à, thường thì để là tiêu đô thì đường kính lòng trong ống trúc sẽ từ 17-20 mm, lỗ định âm thì dùng hệ định âm nốt đô 2 lỗ, còn phía dưới nũa thêm bao nhiêu lỗ định âm nữa thì tùy vào khả năng thẩm mỹ của bạn !!!
Bạn Ba GaiLeeLỳ hướng dẫn thế này khác nào giết con người ta. Đọc vào lại giết chết một thế hệ nữa.
"Bạn đưa thông tin chưa đủ để làm tiêu rồi, ít ra cũng phải cung cấp dc đường kính lòng trong nữa bạn à, thường thì để là tiêu đô thì đường kính lòng trong ống trúc sẽ từ 17-20 mm, lỗ định âm thì dùng hệ định âm nốt đô 2 lỗ, còn phía dưới nũa thêm bao nhiêu lỗ định âm nữa thì tùy vào khả năng thẩm mỹ của bạn !!!"
- Bạn đưa thông tin chưa đủ để làm tiêu rồi, ít ra cũng phải cung cấp dc đường kính lòng trong nữa bạn à: SAI
Đường kính ngoài cây sáo mới đúng nhé. Người ta đã xác định được tần số gốc là G4 rồi, thì cần quái gì cái đường kính ống nữa ? Cái đường kính ống là để xác định diện tích xung quanh và thể tích ống, không phải đường kính để xác định tần số tông cây tiêu. Không có quan hệ giữa đường kính ống (mm) và tần số (Hz) trên nhạc cụ bộ khí.
- lỗ định âm thì dùng hệ định âm nốt đô 2 lỗ, còn phía dưới nữa thêm bao nhiêu lỗ định âm nữa thì tùy vào khả năng thẩm mỹ của bạn !!! SAI
Giời ạ, cái ông Lê Hồng Sơn ngốc nghếch dễ thương này. Các lỗ này chúng nó luôn ON trong tất cả các trường hợp thổi ra tần số nốt nhạc bất kỳ, chúng chẳng OFF bao giờ, vậy tách chúng ra làm sao được. Bạn học lại môn Luật Dân sự đi. Đây chính là dạng tài sản chung hợp nhất không thể phân chia. Bạn Sơn ngốc quá đi, ngốc ngốc ngốc.. và dễ thương, đáng yêu cực kỳ.

Tớ cầm trên tay 1 ly cà phê bao gồm 04 thành phần:
nước + đá + cà phê + sữa = ly cà phê.
Tớ cho vào ly cà phê 2 muỗng đường, giờ ly cà phê bao gồm 05 thành phần:
nước + đá + cà phê + sữa + đường = ly cà phê.
Bây giờ bạn Sơn chiết xuất cho tôi 2 muỗng đường ra khỏi ly cà phê tôi đang cầm trên tay.
Nếu mà tôi kiểm tra 2 muỗng đường mà còn dính cà phê, nước, sữa, thì tớ không nghe. Kể cả bạn Sơn mời Viện Khoa học hình sự thuộc Tổng cục cảnh sát về giám định ly cà phê này tớ vẫn OK.

Nếu bạn Sơn bịt 1 trong số chúng vào mà cao độ nốt nhạc vẫn là cao độ nốt nhạc: Bạn Lê Hồng Sơn nói ĐÚNG.
Nếu bạn Sơn bịt 1 trong số chúng vào mà nốt nhạc phô: Bạn Lê Hồng Sơn nói SAI.
Khi 1 tài sản mà chúng ta tách rời thành phần hợp nhất đang cấu thành của tài sản thành các phần riêng biệt mà làm tài sản biến đổi về chất thì chúng ta không thể tách rời thành phần hợp nhất.
Nếu nhận thức ra rồi thì phải sửa lại tư duy.
Thảo luận đến bao giờ tớ cũng OK.