Đam San.net -Diễn đàn yêu âm nhạc và nhạc cụ dân tộc Việt Nam - Hình ảnh những cây đàn cùng họ với đàn Tranh (Châu Á)

Đam San.net -Diễn đàn yêu âm nhạc và nhạc cụ dân tộc Việt Nam

Phiên bản đầy đủ: Hình ảnh những cây đàn cùng họ với đàn Tranh (Châu Á)
Bạn đang xem phiên bản rút gọn. Bạn có thể xem bản đầy đủ.
Trang: 1 2 3
Cây đàn này thì lại được gắn phím 15 phím, nếu tính cả phím đỡ dây là 16 phím. Đàn có 6 dây. Trong đó có 3 dây mắc 3 nhạn. Khi nghe cây đàn này có lúc màu sắc âm thanh khá huyền bí, có lúc nghe như sóng biển đập vào bờ đá, có tiếng oảng oảng oa oa gì đó rất đặc trưng.
Cấu trúc ngăn phím:
Tính từ cái phím đỡ dây về phía cuối đàn thì họ chia lần lượt là:
Phím 1: lên 1 nguyên âm
Phím 2: lên 1 bán âm già (tương đương 1 nguyên âm non) so với phím 1
Phím 3: lên 1 bán âm già (tương đương 1 nguyên âm non) so với phím 2
Phím 4: lên 1 quãng 5 so với dây buông.
Phím 5: lên 1 bán âm già (tương đương 1 nguyên âm non) so với phím 4
Phím 6: lên 1 bán âm già (tương đương 1 nguyên âm non) so với phím 5
Phím 7: lên 1 quãng 8 so với dây buông
Từ phím 8 trở đi: Thang âm lặp lại như lúc đầu.
[Hình: IMG_1448.jpg]
Có clip này xem người Hàn Quốc chế tác nhạc cụ cũng khá hay. Anh em cùng xem.
https://www.youtube.com/watch?v=dDirKPfxa4k
[video=dailymotion]https://www.youtube.com/watch?v=dDirKPfxa4k[/video]
Hay lắm anh, nhưng dây nó to thế này thì làm bằng loại chất liệu gì anh nhỉ ?
Lâu lắm mới thấy Sơn, tưởng chia tay diễn đàn rồi cơ chứ.
Về dây đàn anh chịu không biết vật liệu gì, chắc là dây nilon.
Chia sẻ với các bạn 1 bí kíp nghiên cứu nhạc cụ mà ta không sờ trực tiếp, không nghe người ta đàn, hoàn toàn trong im lặng mà ta cũng biết thang âm của nó. Điều kiện của mình là bạn phải là dân đồ họa vi tính.
Đầu tiên bạn phải có hình ảnh về nó, ví dụ bạn muốn tìm hiểu thang âm của cây đàn Komungo của Hàn Quốc. Loại này giống đàn tranh mà lại gắn phím trên mặt.
1.     Đầu tiên bạn vào Auto CAD vẽ 1 cái cột đứng có 24 vạch ngang song song ( tức là 2 quãng 8). Khoảng cách giữa các vạch này được chia như công thức chia ngăn phím guitar.
2.     Bạn insert cái hình chụp nhạc cụ Komungo vào. Cái vạch trắng mép cầu đàn trên mặt đàn trùng với vạch số 0 trên cột thang âm.
3.     Quan sát các phím: Nếu trùng vạch, quá vạch, chưa tới vạch mà ta kết luận đó là ngăn phím ăn quãng đúng, già hay non như thế nào với nhau và với dây buông.
4.     Search trên gg xem 1 vài hình ảnh Komungo khác nhau để nhúng vào môi trường Auto CAD như trên để đưa ra kết luận.
Kết luận của mình:
Phím 1: cao lên 1 nguyên âm
Phím 2: cao lên 1 bán âm già (tương đương 1 nguyên âm non) so với phím 1
Phím 3: cao lên 1 bán âm già (tương đương 1 nguyên âm non) so với phím 2
Phím 4: cao lên 1 quãng 5 đúng so với dây buông.
Phím 5: cao lên 1 bán âm già (tương đương 1 nguyên âm non) so với phím 4
Phím 6: cao lên 1 bán âm già (tương đương 1 nguyên âm non) so với phím 5
Phím 7: cao lên 1 quãng 8 so với dây buông
Từ phím 8 trở đi: Thang âm lặp lại y chang như lúc đầu.
Từ đó ta cũng biết được thang âm dân tộc của Hàn Quốc nó có sự khác biệt với piano như thế nào ở bậc số mấy, ăn quãng như thế nào …v..v…
Trên đây là 1 phương pháp nghiên cứu thang âm của 1 nhạc cụ có ngăn phím bất kỳ mà ta không nghe người ta đàn, không sờ vào nhạc cụ và dành cho dân đồ họa.
Lỳ 1 lam nha mọi người. Mừng Việt Nam ta chiến thắng đại dịch Covid-19.
@all: Mn ai có nghiên cứu j về đàn tranh thì đăng lên diễn đàn cho xôm tụ nhé.
Trang: 1 2 3