Đam San.net -Diễn đàn yêu âm nhạc và nhạc cụ dân tộc Việt Nam - Chơi đàn Koto như thế nào

Đam San.net -Diễn đàn yêu âm nhạc và nhạc cụ dân tộc Việt Nam

Phiên bản đầy đủ: Chơi đàn Koto như thế nào
Bạn đang xem phiên bản rút gọn. Bạn có thể xem bản đầy đủ.

[Hình: kt-kotohontai.gif?et=ejJtgETJSl4tAxz6YXuxnA&nmid=0]

1. Ngồi trước đàn:

Vị trí ngồi chơi đàn Koto là thẳng trước mặt đàn, về phía bên phải của nhạc cụ này. Người hơi ngả về trước, gảy vào khoảng 3-5cm của dây đàn tính từ bên phải. Cách chơi Koto truyền thống là đặt phần cuối đàn bên phải lên một chiếc đệm nhỏ, như vậy nhạc cụ này sẽ cao hơn mặt chiếu Tatami khoảng 8cm. Trong trường hợp này thì đặt đầu gối trên chiếu Tatami.
[Hình: koto.jpg?et=N4cxYxP%2CQ8FxEK5US5f1wg&nmid=0]
Cách ngồi đàn Koto truyền thống
[Hình: kt-yamada.jpg?et=0bB%2CuSGvS7YbdpAAVrT5Wg&nmid=0]
Cách ngồi đàn Koto ngày nay

Ngày nay, một số nhạc công thích đặt Koto lên một chiếc giá đỡ, còn họ ngồi trên ghế để chơi (khá giống phong cách của Trung Quốc).

2. Đeo vào hai ngón tay và ngón cái của tay phải 3 miếng gảy:

Dây đàn được gảy bằng các miếng gảy làm bằng ngà voi, được gọi là Tsume, trong tiếng Nhật nghĩa là móng. Người chơi sử dụng 3 Tsume, được đeo vào các ngón: trỏ, giữa và cái của bàn tay phải. Hình dạng của Tsume phụ thuộc vào đặc thù của từng trường phái.
[Hình: kt-ikuta.jpg?et=FD55S99cwy2X4bQ4CeldqA&nmid=0]
Ikuta - Trường phái Sanh điền lưu (móng đàn vuông)

http://images.tienghatquehuong.multiply....5Wg&nmid=0
Yamada - Trường phái Sơn điền lưu (móng đàn bầu nhọn)

Ở Nhật có hai trường phái, Yamada (ảnh trái) và Ikuta (ảnh phải). Dấu đỏ trên mỗi bức hình chỉ ra vị trí người chơi sử dụng để gảy dây đàn. Trường phái Yamada thì sử dụng đỉnh miếng gảy, đàn đặt ngang đầu gối. Trường phái Ikuta thì dùng góc trái của miếng gảy ngón cái và góc phải của hai ngón còn lại để chơi, vì vậy để tạo ra âm thanh tốt nhất, người chơi phải ngồi chếch một góc 45 độ về phía trái. Mặc dù theo truyền thống thì những miếng gảy này phải được làm từ ngà voi, nhưng ngày càng khó kiếm được ngà voi, nên giờ đây, người ta dùng nhiều loại vật liệu khác để thay thế.

3. Chỉnh âm cơ bản:

Trước khi bắt đầu chơi Koto, người ta phải lên dây cho đàn. Để bắt đầu, 13 ngựa đàn (gọi là Ji) được đặt dưới từng dây đàn, sau đó người ta điều chỉnh chúng cho tới khi các dây đạt được chính xác những âm cơ bản. Cách chỉnh âm cơ bản phổ biến nhất của Koto là: mỗi dây có một tên riêng, bắt đầu từ dây trầm nhất, Ichi (1), Ni (2), San (3), Shi (4), Go (5), Roku (6), Shichi (7), Hachi (8), Ku (9), Jyu (10), To (11), I (12), Kin (13). Năm dây tương đương với một quãng tám. Các # hơi trầm hơn hệ âm của phương Tây. Hãy nghe tiếng Koto của tôi và tự lên dây đàn của bạn nhé!

Hira-tyoshi ("Rokudan" "Midare" )
[Hình: kt-hira.gif]

Kokin-tyoshi ("Chidorinokyoku" )
[Hình: kt-kokin.gif]

Hon-kumoi-tyoshi ("Kumoinokyoku")
[Hình: kt-honkumoi.gif]

Gaku-tyoshi
[Hình: kt-gaku.gif]

Đàn Koto cũng cho phép bạn tự lên dây theo ý mình, giống như khi lên dây cho piano, có thể lên theo từng quãng tám, có thể lên theo hệ 12 âm, hoặc tùy theo ý bạn. Như thế sẽ thú vị hơn cho người nhạc công!
Nguồn Blog của CLB Tiếng Hát Quê Hương
rùi anh biết chơi đàn này không anh Duy, tối nay nếu anh lên off ở DHCN thì nhớ mang đàn nhị kéo chơi...hjhjBig Grin
Đàn Koto không linh hoạt nhưng Đàn Tranh của mình mà lại vô cùng cứng nhắc, thể hiện tính bảo thủ trong truyền thống của người Nhật Bản. Ngay cả ở sheet nhạc, nghệ nhân Koto cũng như Shamisen,... đều phải học sheet truyền thống, đầy hán tự và cách ghi vô cùng khác với nhạc phương Tây.
Kỹ thuật Koto nhấn rất nhiều vào ngón cái nên người chơi cần có đủ sức để đánh đàn. Tay trái rất ít khi nhấn nhá, thường dùng đánh giống tay phải luôn. Hầu như đàn Koto không có nốt rung như đàn ta.
Ngón trỏ của Koto hầu như rất ít xài đối với người mới chơi. Hai ngón chính là ngón cái và ngón giữa.
Đàn Kôt dây cực chắc và đàn cực nặng. Mình đã thấy 1 nghệ nhân xách cây đàn Koto, chỉ bằng 1 dây đã nhấc bổng cây đàn lên.
Thế nên mình không thích chơi Koto lắm. Không biết bạn khác có ý kiến j không?