Đam San.net -Diễn đàn yêu âm nhạc và nhạc cụ dân tộc Việt Nam - ÂM NHẠC DÂN TỘC ( ĐÀN TRANH )

Đam San.net -Diễn đàn yêu âm nhạc và nhạc cụ dân tộc Việt Nam

Phiên bản đầy đủ: ÂM NHẠC DÂN TỘC ( ĐÀN TRANH )
Bạn đang xem phiên bản rút gọn. Bạn có thể xem bản đầy đủ.
Trang: 1 2 3 4
lúc trước mình không biết gì về sáo .....nhờ có damsan nhờ có anh Sơn và tất cả các anh em trong tao đàn mà bay giờ mình biết chơi sáo chút ít,mặc dù không hay nhưng cũng được coi là biết chơi sáo, thật sự công lao đó không thể nào phủ nhận được..!việc làm của anh Sơn là hành động thật tế nhất.....!
Kính thưa Hội đồng xét xử !
Tôi là Lê Hữu Hùng - thành viên của diễn đàn Damsan.net xin bào chữa và minh oan cho 2 nickname truongtailinh1993 và Petrus Trần .

Các căn cứ để minh oan cho 2 bị cáo:
1. Khoản 7 Điều 2 của Nội quy diễn đàn Damsan.net.
2. Nội dung bài báo của Petrus Trần ở trang 1 của chuyên mục này.
3. Cơ sở lý luận các bộ môn: Triết học, Tâm lý học, Logic học và Toán học.

Trước khi vào phần tranh tụng, xin Hội đồng xét xử và toàn thể anh chị em theo dõi phiên toà nghe một vài bài Âm nhạc dân tộc cho thư giãn.

Tôi thấy file nhạc Vietnam Music của ông John Johnson hay quá nên đem về đây anh chị em cùng nghe
http://www.youtube.com/watch?v=vEmlALqCv...e=youtu.be

Anh chị em nghe cho tôi hỏi thêm thông tin còn thiếu:
1. Tên bài
2. Tên nhạc sĩ biểu diễn.

Theo thời gian tôi phân chia dưới đây:

Thời gian, tên nhạc cụ, tên bài
00:00----> 02:35 . Sáo. Bài:
02:35----> 05:00 . Tranh. Bài: Sương chiều
05:00----> 09:25 . Tranh, Kìm, Cò. Bài:
09:25----> 15:31 . Tam thập lục, Tranh. Bài:
15:31----> 17:54 . Kìm. Bài:
17:54----> 22:38 . Trống, Kèn. Bài:
22:38----> 24:53 . Tranh. Bài: Nam Ai 8 câu
24:53----> 27:28 . Bầu. Bài: Văn thiên tường (dựng)
27:28----> 29:13 . Cò. Bài:
29:13----> 31:00 . Tranh. Bài: Khốc hoàng thiên
31:00----> 33:11 . Tranh, Kìm, Cò. Bài: Nặng tình xưa
33:11----> 35:40 . Sáo. Bài:
35:40----> 38:45 . Tranh. Bài:
38:45----> 41:07 . Kìm. Bài:
41:07----> 43:55 . Kìm, Cò. Bài:
43:55----> 48:41 . Hòa tấu nhã nhạc Huế. Bài:
48:41----> 50:45 . Tam thập lục. Bài: Lưu thuỷ - Kim tiền - Xuân phong - Long hổ
50:45----> 53:17 . Tranh, Kìm, Cò. Bài:
53:17----> 57:03 . Kìm, Cò. Bài: Phụng hoàng 12 câu
57:03----> 1:00:14 . Tranh. Bài:
1:00:14----> 1:02:02 . Hòa tấu. Bài: Lưu thuỷ - Kim tiền
1:02:02----> 1:05:26 (hết). Hòa tấu nhã nhạc Huế. Bài:
Xin cám ơn các bạn.
bài đầu hình như lý tình tang
Chị chả hiểu anh lehuuhung viết gì cả Lol
Ôi dzào, anh Lê Hữu Hùng của tui thì muôn đời luôn nghiêm trọng hóa sự việc, nhìn cái cách anh ấy tiếp cận việc làm sáo thì cũng sẽ đoán được phần nào đao to búa lớn anh ấy sắp dùng để "minh oan" rồi, dù gì cũng lót cái dép ngồi hóng hớt chút nào, lẹ lẹ lên nghen anh Hùng, thằng em này sốt cái ruột quá rồi nè !
Nội dung 1: Lý tính

I. Truyền Thụ Âm Nhạc Dân Tộc Lạc Hậu - Không Tiếp Nhận Cái Mới.
- Trong thời đại này, chúng ta vẫn còn thấy rất nhiều người dạy và học ÂNDT bằng phương pháp truyền ngón, truyền miệng, không có một bài bản ký âm nào rõ ràng, cứ bám víu vào những hệ thống nhạc lý cổ xưa (Hò, xự, xang, xê, cống) không rõ ràng về cao độ, trường độ, người học khó hiểu, khó tiếp thu, chỉ học vẹt, thầy đàn sao, trò bắt chước đàn giống vậy, không nắm nhạc lý cơ bản, không ký âm- xướng âm được, để hầu truyền đạt lại cho người khác, thế hệ sau. Nhất là phía Nhạc Lễ và Nhạc Tài Tử Nam Bộ, Không chịu học hỏi, chuyển đổi ký âm theo hệ thống nốt Tây Phương (Solfe) nhịp phách, cao độ, trường độ rõ ràng hơn, chuẩn xác hơn, dễ học, dễ dạy, dễ truyền. Đó cũng là lý do mà muôn đời ÂNDT cô lập, bị khép kín trong cái khuôn khổ, trong cái thế giới riêng của mình không bước chân ra ngoài được. Và dưới ánh mắt của giới trẻ thì ÂNDT mãi mãi là một cái gì đó rất huyền bí, lạc hậu, quê mùa, thiếu khoa học và cuối cùng là "sến rện".

Từ năm 1955, khi trường Quốc Gia Âm Nhạc Kịch Nghệ Sài Gòn thành lập (Nhạc Viện TPHCM) các bậc thầy lớn như: Cao Hoài Sang, Nguyễn Hữu Ba, Nguyễn Văn Thinh đã nhìn thấy xa được điều đó, nên đã bỏ công sức để chuyển âm tất cả những bài bản Mìên Bắc, Miền Trung, Miền Nam ra hệ thống ký âm Tây Phương (Solfe) để rõ ràng hơn, thầy dễ dạy, trò dễ học và dễ lưu truyền. Và cái phương pháp học truyền miệng, truyền ngón (Hò, xự, xang, xê, cống) đã được chính thức loại bỏ từ năm 1960 tại Nhạc Viện, nay cũng hơn nửa thế kỷ rồi. Chúng ta mà còn bám víu vào những phương pháp học lạc hậu này thì hỡi ơi ! Bao giờ ÂNDT Việt Nam mới phát triển và phổ truyền được ?


Tôi có 1 câu hỏi với Hội đồng xét xử:
Giờ có 4 người nhạc công chơi 4 nhạc cụ
- Tranh
- Kìm
- Bầu
- Cò
ngồi so dây và chuẩn bị hòa đờn 1 bài bản X.
Bài bản X được ký âm theo lối Hò xừ xang xê cống. 4 nhạc công lúc này chưa hoà đờn, mới đang so dây.
Vậy làm thế nào để so ăn dây cho 4 người nhạc công với 1 bản đàn được ký âm Hò xừ xang xê cống.
Xin mời bạn Lê Hồng Sơn trả lời.
(02-12-2014, 08:17 AM)lehuuhung Đã viết: [ -> ]Nội dung 1: Lý tính

I. Truyền Thụ Âm Nhạc Dân Tộc Lạc Hậu - Không Tiếp Nhận Cái Mới.
- Trong thời đại này, chúng ta vẫn còn thấy rất nhiều người dạy và học ÂNDT bằng phương pháp truyền ngón, truyền miệng, không có một bài bản ký âm nào rõ ràng, cứ bám víu vào những hệ thống nhạc lý cổ xưa (Hò, xự, xang, xê, cống) không rõ ràng về cao độ, trường độ, người học khó hiểu, khó tiếp thu, chỉ học vẹt, thầy đàn sao, trò bắt chước đàn giống vậy, không nắm nhạc lý cơ bản, không ký âm- xướng âm được, để hầu truyền đạt lại cho người khác, thế hệ sau. Nhất là phía Nhạc Lễ và Nhạc Tài Tử Nam Bộ, Không chịu học hỏi, chuyển đổi ký âm theo hệ thống nốt Tây Phương (Solfe) nhịp phách, cao độ, trường độ rõ ràng hơn, chuẩn xác hơn, dễ học, dễ dạy, dễ truyền. Đó cũng là lý do mà muôn đời ÂNDT cô lập, bị khép kín trong cái khuôn khổ, trong cái thế giới riêng của mình không bước chân ra ngoài được. Và dưới ánh mắt của giới trẻ thì ÂNDT mãi mãi là một cái gì đó rất huyền bí, lạc hậu, quê mùa, thiếu khoa học và cuối cùng là "sến rện".

Từ năm 1955, khi trường Quốc Gia Âm Nhạc Kịch Nghệ Sài Gòn thành lập (Nhạc Viện TPHCM) các bậc thầy lớn như: Cao Hoài Sang, Nguyễn Hữu Ba, Nguyễn Văn Thinh đã nhìn thấy xa được điều đó, nên đã bỏ công sức để chuyển âm tất cả những bài bản Mìên Bắc, Miền Trung, Miền Nam ra hệ thống ký âm Tây Phương (Solfe) để rõ ràng hơn, thầy dễ dạy, trò dễ học và dễ lưu truyền. Và cái phương pháp học truyền miệng, truyền ngón (Hò, xự, xang, xê, cống) đã được chính thức loại bỏ từ năm 1960 tại Nhạc Viện, nay cũng hơn nửa thế kỷ rồi. Chúng ta mà còn bám víu vào những phương pháp học lạc hậu này thì hỡi ơi ! Bao giờ ÂNDT Việt Nam mới phát triển và phổ truyền được ?


Tôi có 1 câu hỏi với Hội đồng xét xử:
Giờ có 4 người nhạc công chơi 4 nhạc cụ
- Tranh
- Kìm
- Bầu
- Cò
ngồi so dây và chuẩn bị hòa đờn 1 bài bản X.
Bài bản X được ký âm theo lối Hò xừ xang xê cống. 4 nhạc công lúc này chưa hoà đờn, mới đang so dây.
Vậy làm thế nào để so ăn dây cho 4 người nhạc công với 1 bản đàn được ký âm Hò xừ xang xê cống.
Xin mời bạn Lê Hồng Sơn trả lời.


Anh Hùng làm em buồn cười ở chỗ dựng nên 1 phiên tòa ảo và đưa mọi người vào thế phải tranh tụng, nếu là anh muốn chĩa mũi dùi vào em thì quả thật là em chẳng có hứng để trả lời câu hỏi của anh đâu, nhưng nếu là câu hỏi thật lòng thì anh cứ việc tìm câu trả lời trong link trích dẫn dưới đây nè :

http://dantranhpvv.wordpress.com/bai-4-day-dan-tranh/


Còn việc Petus Trần đã có 1 bài bàn về âm nhạc Việt Nam ở trang đầu, chúng ta đã xem hết rồi, vậy giờ nếu ai rảnh rỗi thì lại xem thêm 1 bài chia sẻ về cảm nhận của Vĩnh Bảo cũng về âm nhạc dân tộc (nghe đồn ông này là nhạc sư gì gì đó thì phải ?). Anh Hùng xem xong rồi nhìn lại cái phiên tòa của anh nó có buồn cười không nhỉ? hi hi hi......

http://dantranhpvv.wordpress.com/2009/09...B%87t-nam/
Mà Hò xừ xang xê cống là gì vậy mấy bác? Là nốt trên đàn tranh à?
(02-12-2014, 09:19 AM)Cocacola Đã viết: [ -> ]Mà Hò xừ xang xê cống là gì vậy mấy bác? Là nốt trên đàn tranh à?


Theo những kiến thức ở các bài trên thì có vẻ nó là 1 hệ thống kiến thức nhạc lý cổ xưa của Việt Nam !!!
Đã xóa, lý do : viết nhảm nhí !!!

BQT Damsan.net

Trang: 1 2 3 4