Đam San.net -Diễn đàn yêu âm nhạc và nhạc cụ dân tộc Việt Nam - Vợ yêu mới rước về

Đam San.net -Diễn đàn yêu âm nhạc và nhạc cụ dân tộc Việt Nam

Phiên bản đầy đủ: Vợ yêu mới rước về
Bạn đang xem phiên bản rút gọn. Bạn có thể xem bản đầy đủ.
Trang: 1 2
Khoe với các bác vợ hai của em đây ợ, tiểu thư nhà Lu Linsheng

[Hình: 9773485881_1bd0dc9d86.jpg]

[Hình: 9773698435_96ee3933dc.jpg]

[Hình: 9773691064_0ce6753a2a.jpg]

[Hình: 9773695894_1ac0899f92.jpg]

[Hình: 9773699104_3357ff536f.jpg]

[Hình: 9773482531_0280cf5f5d.jpg]

[Hình: 9773782993_d60d4b57fd.jpg]
chúc mừng bác! Wink
Theo tôi biết thì cây này là hàng rẻ thứ 2 từ dưới lên (2180 tệ) trong các loại đàn mà xưởng Đại sư Lu Lin Sheng sản xuất ra, nó là gỗ 黑酸, cấp 3 sao. Đàn của xưởng này (Ở thành phố Vô Tích, tỉnh Giang Tô) rất đắt. Nhưng theo đánh giá của dân nhị TQ thì trước kia tốt, hiện nay đánh giá không cao, Đàn của LLS được ưu điểm âm phát ra to, nhưng tiếng không ấm lắm, khó kéo. Đại sư Lu Lin Sheng hiện nay cũng không trực tiếp làm.
Nhưng dù sao cũng tùy từng cây đàn. Hy vọng đàn của bác tốt. Có dịp mời bác cho ae nghe thử, OK?
(09-17-2013, 12:27 AM)haohange1984 Đã viết: [ -> ]chúc mừng bác! Wink
Theo tôi biết thì cây này là hàng rẻ thứ 2 từ dưới lên (2180 tệ) trong các loại đàn mà xưởng Đại sư Lu Lin Sheng sản xuất ra, nó là gỗ 黑酸, cấp 3 sao. Đàn của xưởng này (Ở thành phố Vô Tích, tỉnh Giang Tô) rất đắt. Nhưng theo đánh giá của dân nhị TQ thì trước kia tốt, hiện nay đánh giá không cao, Đàn của LLS được ưu điểm âm phát ra to, nhưng tiếng không ấm lắm, khó kéo. Đại sư Lu Lin Sheng hiện nay cũng không trực tiếp làm.
Nhưng dù sao cũng tùy từng cây đàn. Hy vọng đàn của bác tốt. Có dịp mời bác cho ae nghe thử, OK?


hihi thanks, đúng như những gì bạn nói, mình còn được biết là đàn LLS có thời gian vỡ tiếng rất lâu (1-2 năm). Hiện tại vợ 2 hát vang nhưng giọng ko hay, thua vợ cả VN xa
Bác Laetitia cho hỏi chút nhé: liệu thời gian vỡ tiếng có xảy ra nhanh hơn không nếu mình chơi thật nhiều ???
(09-17-2013, 10:09 AM)honsoLee Đã viết: [ -> ]Bác Laetitia cho hỏi chút nhé: liệu thời gian vỡ tiếng có xảy ra nhanh hơn không nếu mình chơi thật nhiều ???


Chắc là vậy rồi, mà mình nghĩ nó còn phụ thuộc vào kỹ thuật làm đàn, loại gỗ, cấu trúc miếng gỗ và độ ẩm nữa. Giả sử 1 cây đàn có thời gian vỡ tiếng là 1 năm với điều kiện chơi mỗi ngày 1 tiếng, giờ mình chơi 1 ngày 3 tiếng thì cũng chưa chắc nó sẽ vỡ tiếng trong vòng 4 tháng

Chút ý kiến cho ae tham khảo + ném đá Big Grin
(09-17-2013, 11:51 AM)laetitia Đã viết: [ -> ]
(09-17-2013, 10:09 AM)honsoLee Đã viết: [ -> ]Bác Laetitia cho hỏi chút nhé: liệu thời gian vỡ tiếng có xảy ra nhanh hơn không nếu mình chơi thật nhiều ???


Chắc là vậy rồi, mà mình nghĩ nó còn phụ thuộc vào kỹ thuật làm đàn, loại gỗ, cấu trúc miếng gỗ và độ ẩm nữa. Giả sử 1 cây đàn có thời gian vỡ tiếng là 1 năm với điều kiện chơi mỗi ngày 1 tiếng, giờ mình chơi 1 ngày 3 tiếng thì cũng chưa chắc nó sẽ vỡ tiếng trong vòng 4 tháng

Chút ý kiến cho ae tham khảo + ném đá Big Grin


À thì ra là vậy, có vẻ giống với nguyên lý vỡ tiếng của bên tiêu sáo rồi !
@ Laetitia: Chúc mừng bạn có cây đàn mới rất đẹp.
@ HonsoLee: Damsan.net của chúng ta có nhiều quan điểm thật là kỳ lạ.
Vỡ tiếng ????? Từ này anh nghe lạ quá ?????
Theo anh nghĩ chắc là cái nhạc cụ đó sau một thời gian chúng ta chơi ( hoặc cho vào bao cất đi ) một thời gian sau nó sẽ lớn lên đủ 18 tuổi chăng ???? Mới đạt độ ổn định âm thanh ?????? là hết tuổi vị thành niên ??????.

Chúng ta khảo sát cây đàn mới của bạn Laetitia:

Phần Gỗ:
1. Chặt cây gỗ mọc trong rừng về thì: 100 tuổi sống = 0 tuổi chết .
2. Về xưởng mộc để khô hoặc xử lý sống thành chết = 3 năm
3. Bào gọt chế tác: = 1 năm
Tổng cộng = 4 năm

Phần Da trăn:
1. Con trăn đã sống 20 năm thì bị chúng ta tóm được = 0 tu ổi chết .
2. Đem con trăn lột lấy da , c òn th ịt v à x ư ơng th ì ch úng ta đem n ấu cao : 2 năm
3. Da căng ra, phơi đi, đem bán cho các tiệm chế tác nhạc cụ khoảng 2 năm mới c ó người mua.
Ước tính khoảng 4 năm .
Như vậy cả gỗ và da sẽ chết khoảng tầm 8 năm chết.

Giờ chúng ta tính cả 4 mùa xuân hạ thu đông thay đổi nhiệt độ, áp suất, độ ẩm..v..v.....
1 năm có 4 m ùa.
1 năm bằng 365 ngày ( nếu tính cả năm nhuận thì số ngày, tháng cũng nhiều hơn) thôi chúng ta tính trung bình 1 năm = 365 ngày.
Giờ có cách nào chỉ cho anh thời điểm cây đàn của bạn ấy vỡ tiếng ?????????????? ( tính từ 8 năm chết). Kakakaka....

Anh tính thời điểm vỡ tiếng cho cây đờn Tranh như sau:
Anh chơi với ông cụ Phạm Thái Nấng, là môt người chơi đàn Tranh nghiệp dư.
Ông Nấng có cây đàn từ ngày về nhà ông là hơn 40 năm.
Suốt 40 năm ông cụ chơi đàn Tranh.
Có ngày mưa....
Có ngày nắng....
Có ngày giông bão....
Bom đạn chiến tranh....
Lũ lụt.....

Giờ cây đàn Tranh vẫn còn đó.
Màu sắc âm thanh thay đổi theo từng ngày .
Trời mùa hè:
Buổi sáng chơi: âm thanh Kêu leng keng ??????????
Buổi trưa : âm thanh kêu lốc cốc ????????????????
Buổi tối : Âm thanh kêu lịch kịch ????????????????
Nửa đêm tỉnh dậy chơi: Ông cụ chưa thử bao giờ.
Trời mùa đông:
-----
------
-----

Vậy chúng ta cứ trừ đi tuổi của cây đờn Tranh đó là 40 năm là năm:
2013 - 40 = 1973.
Như vậy cây đàn đó khi Nhạn chết, Gỗ chết là:
40 năm + 40 năm = 80 năm.
Vậy mà tiếng kêu vẫn không vỡ tiếng để ổn định màu sắc âm thanh?????????
Năm nay ông cụ 77 tuổi.
Vài năm nữa ông cụ chết thì anh con trai cũng tập cây đờn Tranh đó.
Và tiếp tục nghiên cứu xem khi nào thì cây đàn tranh vỡ tiếng ?????
Kakakakaka.....

Mình có ý kiến muốn thảo luận với các Nghệ nhân làm tiêu sáo:
Các bạn cho biết thời gian (áng chừng thôi) vỡ tiếng của cây tiêu, cây sáo ngẫu nhiên khi hoàn thành chế tạo từ:
1. Trúc Gia Bình
2. Trúc Củ Chi
3. Trúc tím.
4. INOX
5. Nứa
6. Thuỷ tinh
7. Nhựa PVC
8. Gỗ

Có khi đây là một đề tài rất hay và vui đó.
@ LeHuuHung: Chỉ khi anh gắn bó với 1 nhạc cụ nào đó 1 thời gian đủ dài, có kinh nghiệm đổi vài ba đời nhạc cụ ấy và thường xuyên tập luyện, diễn tấu thì tự khắc anh sẽ hiểu khái niệm vỡ tiếng. Trước mắt là vậy còn giải thích sâu hơn thì em chưa có căn cứ cụ thể, vậy nghen anh!!!
anh lehuuhung:
Theo những gì em biết sơ sài thì hiện tượng vỡ tiếng là hiện tượng khi sử dụng các nhạc cụ bằng gỗ, trúc, nứa, một thời gian thì tiếng nó hay hơn. Theo em chém gió thì khi chơi các nhạc cụ đó một thời gian, các phân tử cấu tạo nên nhạc cụ được dao động một cách đồng đều hơn theo tiếng đàn tiếng sáo, sắp xếp vị trí ổn định hơn, đồng bộ hơn nên tạo âm thanh hay hơn.
Em chỉ nghe nói trúc, nứa, gỗ là có hiện tượng vỡ tiếng. Không biết các nhạc cụ bằng kim loại, nhựa, thủy tinh, vàng bạc, đá quý thì có vỡ tiếng không?
Theo mình nghĩ thì hiện tượng vỡ tiếng chỉ xảy ra ở các loại nhạc cụ được cấu thành từ nhiều chi tiết khác nhau, từ nhiều loại vật liệu khác nhau. Ví dụ như đàn guitar có mặt đàn, thùng đàn, cần đàn, con ngựa... làm từ nhiều loại gỗ, hoặc đàn nhị có hộp cộng hưởng ghép từ 6 miếng gỗ nhỏ cùng loại nhưng lại khác nguồn gốc cây (khác về độ tuổi, thớ gỗ...)

Do đó khi có dao động từ dây đàn truyền tới thì đáp ứng của từng thành phần của cây đàn với tần số đó đều khác nhau, có bộ phận thì lắc mạnh hơn, có cái thì lắc yếu hơn dẫn đến sự đồng bộ giảm, xuất hiện nhiều tần số nhiễu, lệch pha làm giảm khả năng cộng hưởng tần số âm thanh và âm thanh phát ra cũng có chút biến dạng

Sau một thời gian rung lắc ở dãy tần số quen thuộc thì các phần tử sẽ dần sắp xếp theo một trật tự thích nghi với dao động đó làm cho khả năng cộng hưởng âm thanh cao hơn, ít xuất hiện nhiễu do đó tiếng phát ra sẽ chuẩn hơn, phê hơn Smile

Với các vật liệu kim loại có sự đồng nhất cao được đúc ra từ 1 khuôn thì mình nghĩ vấn đề vỡ tiếng ảnh hưởng không lớn bằng các nhạc cụ khác. Không biết ở đây có bác nào chuyên đúc chuông không nhỉ ^^
Trang: 1 2