Đam San.net -Diễn đàn yêu âm nhạc và nhạc cụ dân tộc Việt Nam - Tiếng Hát Quê Hương -Hòa tấu SƯƠNG CHIỀU TÚ ANH

Đam San.net -Diễn đàn yêu âm nhạc và nhạc cụ dân tộc Việt Nam

Phiên bản đầy đủ: Tiếng Hát Quê Hương -Hòa tấu SƯƠNG CHIỀU TÚ ANH
Bạn đang xem phiên bản rút gọn. Bạn có thể xem bản đầy đủ.



Chú ý kỹ sẽ thấy bác Ninja nhà ta Big Grin
Tiếng Hát Quê Hương - GIAI ĐIỆU QUÊ HƯƠNG 2013] Hòa tấu LƯU THỦY KIM TIỀN XUÂN PHONG LONG HỔ


Khà khà, thì ra đó là Ninja, giờ mới "biết" mặt đấy !!! Hẹn sẽ sớm gặp lại ở Tiếng Hát Quê Hương nhé, khi anh trở lại thì đừng bỏ đi em nhé, "làn hơi con ở" của anh muốn được chiêm ngưỡng đỉnh đỉnh đại danh "Mục Dân Tân Ca Ninja miền nam" lắm đấy !
vâng em cũng đã nhận ra, chẳng thấy khác gì so với hồi xưa, vẫn ốm như xưa nhỉ, ke ke, em hóng clip " Mục Dân Tân Ca" của anh, he he
(07-02-2013, 02:09 PM)honsoLee Đã viết: [ -> ]Khà khà, thì ra đó là Ninja, giờ mới "biết" mặt đấy !!! Hẹn sẽ sớm gặp lại ở Tiếng Hát Quê Hương nhé, khi anh trở lại thì đừng bỏ đi em nhé, "làn hơi con ở" của anh muốn được chiêm ngưỡng đỉnh đỉnh đại danh "Mục Dân Tân Ca Ninja miền nam" lắm đấy !
Coi bộ sẽ làm lão thất vọng rồi ! Hiện tại em đang phụ chăm nhỏ con gái... của bà chị, thiệt tình là "cháu bà nội tội bà ngoại", tội luôn thằng cậu hom hem này, ngay cả thời khóa hằng ngày em còn không giữ được như trước, bài vở của dàn nhạc nhận sáng CN, nguyên tuần thì khuya T7 mới có thời gian lôi ra để tập cho sáng CN sau thì làm sao có lại công phu xưa, chứ nói gì đến chuyện đáp ứng yêu cầu của dàn. Thảm họa chưa tới hồi kết khi sắp tới bà chị sẽ nhồi thêm 1 thằng cu về nhà ngoại nữa, thiệt là kiếp vú em không lối thoát ! Nên sắp tới nếu điều kiện không cho phép em định xin cô nghỉ, chậm thì 3 năm, nhanh cũng 2 năm, đợi mấy đứa nhóc "cò ăn cò lớn cò dò về nhà nội" rồi thì may ra em mới thoát kiếp nạn này, rồi mới dám tính tiếp.
Mấy chữ anh tự phong em thực chả dám nhận. Chẳng qua công lực "xem tướng phán bừa" nó cũng còn chút đỉnh mà thôi.
(07-03-2013, 08:00 AM)nhoc_style Đã viết: [ -> ]vâng em cũng đã nhận ra, chẳng thấy khác gì so với hồi xưa, vẫn ốm như xưa nhỉ, ke ke, em hóng clip " Mục Dân Tân Ca" của anh, he he
Duy cũng sẽ thất vọng luôn thôi, vì anh có ló mặt ra nữa đâu.
Ta chơi nhạc tào (lao) nhưng không có nghĩa là ta biến mình thành nô lệ cho nó. Văn hóa tàu nói chung và nhạc tàu nói riêng có sức ảnh hưởng rất ghê gớm, nó có khả năng ngấm ngầm thay đổi cái hồn dân tộc mình mà mình hổng hay biết gì ráo.
Giả dụ lấy hai hình tượng như thế này :
Một đứa trẻ mới lẫm chẫm biết đi, chưa biết hết trong nhà và chung quanh vườn mình có những gì, đường đi nước bước ra sao, một hôm không có ai canh chừng, đi theo một con bướm đẹp mắt ra khỏi nhà rồi lạc luôn. Hỏi rằng nó có biết đường về nhà chăng ?
Một người thanh niên lớn lên trong lời ru, điệu lý của bà, của mẹ, nghe những câu hò trên chuyến đò chiều chiều đưa khách qua sông, thời cắp sách tới trường được đọc ê a những câu ca dao tục ngữ... thì liệu anh ta có dễ "lạc" như đứa trẻ kia ?...
Nhớ lại một lời khuyên của lão TDBS : "chơi nhạc Việt 7 nhạc tàu 3". Liều lượng này khá là hợp lý. Nếu chơi nhạc tàu ít hơn hoặc không chơi thì sẽ thiển cận, nông cạn, không học hỏi được cái hay của người. Nếu chơi tàu nhiều hơn mà bỏ quên Việt thì sẽ bị "lậm", có nghĩa là tình trạng khi chơi nhạc Việt mà xài ngón tàu, nghe chả giống con giáp nào ! Rồi do ít chơi nhạc Việt nên phong cách vùng miền bị lẫn lộn, như chơi lý Nam bộ mà láy ngón chèo, vuốt ngón quá nhiều đâm ra ẻo lả chứ không phải mượt mà, đụng chỗ nào cũng huýt um sùm ; chơi nhạc Huế mà rung hơi nông-nhanh... (nên nhớ nhạc Việt có nhiều phong cách vùng miền với các kỹ thuật ngón và hơi khác nhau, muốn diễn tả cho ra "chất" của chỉ một vùng miền đã là khó nhằn rồi...)