Đam San.net -Diễn đàn yêu âm nhạc và nhạc cụ dân tộc Việt Nam - Đàn môi

Đam San.net -Diễn đàn yêu âm nhạc và nhạc cụ dân tộc Việt Nam

Phiên bản đầy đủ: Đàn môi
Bạn đang xem phiên bản rút gọn. Bạn có thể xem bản đầy đủ.
Mình xin giới thiệu về một loại nhạc cụ có âm sắc rất huyền bí....
ĐÀN MÔI!!

[Hình: 575130_211175225668893_47939476_n.jpg]
Đàn môi H'mông.

Đàn môi là một nhạc cụ độc đáo có mặt ở hầu hết các châu lục. với dáng hình nhỏ nhắn. Đàn môi có chất liệu khác nhau nhưng đều có hai bộ phận chính là khung cố định và lưỡi gà di động.

Hiện nay, khoảng 30 quốc gia trên thế giới có đàn môi. So với đàn môi ở các nước Âu Mỹ làm bằng thép, sắt , đồng thau hoặc nhôm và hầu như có cùng một kiểu dáng thì tại Châu Á, tuỳ theo truyền thống và bản sắc từng dân tộc mà đàn môi ở mỗi nước có độ dài ngắn chất liệu, cấu trúc và kỹ thuật diễn tấu khác nhau...
Tùy mỗi nước có tên gọi đàn môi riêng: Ở Anh_mỹ là jew's harp, Pháp là guimbarde, ở Đức và Áo đàn môi được gọi là maultrommeln, Trung quốc là "Koqin_Kou Xiang", Hungary"Doromb", Ấn độ"morchang", Nepal"murchunga", Estonia"Parmupill", Slovakia"Drumbla", italia"Marranzano", Nhật bản"kokin_mukkri", Nga"vargan_khomus", Mông cổ"Aman khuur", Phần lan"Munniharppu", Kyrgyzstan"temir komuz", Na uy"Munnharpe", Czechia"Brumle", Tây Ban nha"trompa", Indonesia"genggong", Philippin "kubing"... và Đàn môi ở Việt Nam.
[Hình: 418333_168741816578901_1963009416_n.jpg]

[Hình: 944646_374481992671548_887499957_n.jpg]
Các kiểu đàn môi thế giới

Vật liệu để làm đàn môi không chỉ bằng kim khí (đồng sắt thép..) mà còn bằng tre, gỗ, cọ.... Đàn môi làm bằng kim loại có thể tìm thấy tại nhiều nước như Ấn Độ, Pakistan, Nepal, Mông Cổ, Trung Quốc và cá nước châu Âu..., loại đàn môi bằng tre thì có mặt ở Việt Nam, Indonesia, Nhật Bản..."
[Hình: 430559_274953962624352_1423664610_n.jpg]
Các cây đàn môi kim loại có cùng cấu trúc

[Hình: 424048_168744369911979_968628597_n.jpg]
Các kiểu đàn môi tre của Indonesia
[Hình: 528744_275669009219514_19148965_n.jpg]

Ở Việt Nam, đàn môi là một trong những nhạc cụ được đồng bào các dân tộc thiểu số rất ưa chuộng: "Loại đàn môi bằng kim loại có thể tìm thấy ở vùng người dân tộc Gia Rai, bằng thau ở dân tộc H'mông, bằng tre ở dân tộc Ba Na, Ê Đê...".
Về cách biểu diễn loại nhạc cụ đàn môi, người chơi đặt đàn lên miệng mở hé, dùng ngón tay trỏ của bàn tay phải khảy trên đầu lưỡi của nhạc khí và di chuyển qua lại giữa hai hàm răng, trong khi cổ họng phát ra các nguyên âm a, e, i, o, u... để làm thay đổi thể tích không khí lọt ra ngoài, nhờ đó âm thanh phát ra sẽ có những cao độ khác nhau.

Đàn môi không chỉ để tiêu khiển mà nhiều nơi còn được nam nữ thanh niên sử dụng để thổ lộ tâm tình như dân tộc H'mông ở Việt Nam.
Một số nơi khác lại có truyền thống kết hợp một lúc mấy chục đàn môi tựa như một dàn nhạc như ở Indonesia. Ở Tuva, đàn môi còn được các thầy thuốc vận dụng thần lực mạnh mẽ khảy đàn tạo ra những âm thanh huyền bí dùng để chữa bệnh.
[Hình: 218050_304960142957067_1996746373_n.jpg]
Đàn môi_Khomus từ Siberia

[Hình: 580342_525425877495889_1634980353_n.jpg]
[Hình: 403075_127267174059699_720750212_n.jpg]
[Hình: 404766_127266717393078_1002459404_n.jpg]
Lễ hội đàn môi từ Yakutia, đông bắc nước Nga

Đàn môi H'mông Việt Nam được xem là loại đàn môi có giá trị và bồi âm đúng nhất, đông đảo người dân trên thế giới thừa nhận đàn môi Việt nam là hay nhất. Ngoài ra Việt Nam là đất nước phong phú về chủng loại đàn môi nhất.
Vài clip về đàn môi
http://www.youtube.com/watch?v=fXjdBRQ9-mk
http://www.youtube.com/watch?v=jKprTNG5Ik8
http://www.youtube.com/watch?v=4kR0zxp0g...B8540EAC09

Facebook https://www.facebook.com/nguyen.overtone
Cái đàn môi này hay nhỉ. Bạn nào đi Sa Pa để ý thấy ở chân dốc Nhà thờ Sa Pa có 1 ông cụ kéo đàn nhị bằng một chiếc ống bương, có 1 chiếc đàn môi. Ông cụ chơi đàn môi say sưa lắm. Âm thanh đàn môi nghe rất quyến rũ ti.. tá tà...t à...tà..ti...tí...ta....không có ngắt rời rạc.