Đam San.net -Diễn đàn yêu âm nhạc và nhạc cụ dân tộc Việt Nam - Mình hỏi chút đàn tranh.

Đam San.net -Diễn đàn yêu âm nhạc và nhạc cụ dân tộc Việt Nam

Phiên bản đầy đủ: Mình hỏi chút đàn tranh.
Bạn đang xem phiên bản rút gọn. Bạn có thể xem bản đầy đủ.
Trang: 1 2 3
Mình chưa chơi đàn tranh cũng chưa mua đàn tranh bao jo` và có ý định tập đàn tranh nhưng mình thắc mắc:
video 1: http://www.youtube.com/watch?v=82uRcp5ZO-g
trong video 1 là đàn trung quốc hay đàn việt ạ
video 2: http://www.youtube.com/watch?v=Y8li5LImf...re=related
trong video 2 thì mình thấy nó đậm chất nhạc già(nhạc trẻ nay có nhạc già hê hê), đặc biệt là rất đậm nét nhạc cải lương lun.
nên mình muốn hỏi 2 video này nó khác nhau ở 1 cái là Việt và Trung Quốc, mình thick tiếng đàn ở video 1 nhưng k thick tiếng đàn video 2 lắm hjc.
@ TrieuManLong: video 1 của bạn đưa ra là đàn cổ tranh của TQ. Trong topic Đàn Tranh cũng đã có 1 số bài viết về loại đàn này, bạn có thể xem qua. Video 2 của bạn là đàn tranh Việt Nam nhưng đánh bài Nữ Nhi Tình của TQ.
vậy nếu mua đàn tranh trung quốc thì giá rẻ nhất là tầm nhiu ạ
Mình cũng không rõ nhưng cũng phải 6,7 triệu đó bạn
TrieuManLong, bạn so sánh như vậy mình thấy sao mà thương cây đàn tranh Việt Nam quá!

hì nếu bạn theo học mình tin là bạn sẽ thích cây đàn tranh của Việt Nam..
@__@ Vì bạn chưa chơi đàn tranh nên có thể thông cảm với suy nghĩ đó. Tớ nghĩ mới đầu ai cũng rất dễ bị lôi cuốn bởi âm thanh trầm ấm của đàn tranh Trung Quốc, ban đầu tớ cũng vậy thôi, nhưng khi đã gắn bó với cây đàn tranh Việt Nam mình rồi mới thấy cái hay riêng, tiếng đàn mảnh mai, thanh thoát, giàu cung bậc cảm xúc, chỉ cần một nốt rung, nhấn, mổ... sẽ tạo nên những âm thanh như một tiếng cười, một tiếng ai oán thở than.
Dài dòng nhỉ ^^ Tóm lại là bạn cứ học loại đàn bạn thích, vì chỉ có yêu thích thì mới có thể gắn bó lâu dài và cảm nhận đc cái hay của nó. Have fun !
TrieuManLong nổi tiếng quá kòn j nữa!
Người việt mà kứ toàn thích chiness, kòn tự nhận kiếp trước mình là người chiness nữa!
Thôi nhok mún cổ tranh tùy nhok nhưg đừng nên chê đàn việt nam...
(08-11-2012, 05:28 PM)TrieuManLong Đã viết: [ -> ]Mình chưa chơi đàn tranh cũng chưa mua đàn tranh bao jo` và có ý định tập đàn tranh nhưng mình thắc mắc:
video 1: http://www.youtube.com/watch?v=82uRcp5ZO-g
trong video 1 là đàn trung quốc hay đàn việt ạ
video 2: http://www.youtube.com/watch?v=Y8li5LImf...re=related
trong video 2 thì mình thấy nó đậm chất nhạc già(nhạc trẻ nay có nhạc già hê hê), đặc biệt là rất đậm nét nhạc cải lương lun.
nên mình muốn hỏi 2 video này nó khác nhau ở 1 cái là Việt và Trung Quốc, mình thick tiếng đàn ở video 1 nhưng k thick tiếng đàn video 2 lắm hjc.

nghe là bít bạn này chưa biết về đàn rồi ^^. Nhưng ai chưa chơi cũng thấy như bạn thui. hì hì 1 cây đàn tranh tốt TQ tầm 10tr bạn ạ còn cây bt tầm 6-7tr. Tiếng đàn hay thì phải do bạn chơi nhiều, chơi lâu dây đàn tiếng sẽ thanh hơn. Còn bjo bạn mua 1 cây đàn tranh VN chơi hay, tốt rơi vào tầm 2tr6(cũ), còn mua 1 cây bt thì tầm 1tr7 Big Grin Bạn đừng ham đàn rẻ, có 1 bạn đã từng ham mua đàn tranh không khảm 16 dây, 1tr3 và đã phải bỏ cây đàn vì tiếng nó khá tệ. ^^ Xiền nào của ấy mà, còn nếu bạn tìm lớp học thì có 1 chị học VHNTQĐ, nhà ở Thành công dạy giá tầm 150k/buổi ^^.
(08-12-2012, 10:39 PM)Killlee_hd Đã viết: [ -> ]TrieuManLong nổi tiếng quá kòn j nữa!
Người việt mà kứ toàn thích chiness, kòn tự nhận kiếp trước mình là người chiness nữa!
Thôi nhok mún cổ tranh tùy nhok nhưg đừng nên chê đàn việt nam...

Wink) bạn nói chuẩn quá, chơi đàn tq đâu phải ai cũng chơi đc. dây dàn to gấp mấy lần dây đàn mình.. ngựa đàn mà đổ thì hì hục mà lên dây Smile) tiếng thì ấm hơn thật :"> hì hì mình chơi đàn tranh cũng lâu rùi mà vẫn chưa dám tự tin chơi đàn TQ. Vẫn thích tiếng đàn VN hơn <3
Thật vang và ngân dài

Trên chuyến bay về nhà...

...Bây giờ mới thật là nhẹ nhõm. Ngả lưng thoải mái trên ghế máy bay và hồi tưởng hai ngày vất vả mà đầy vui vẻ vừa qua, cảm xúc lâng lâng vẫn còn in đậm trong tâm hồn mình.

Nhớ mãi hình ảnh mọi người cùng loay hoay mô tả, so sánh, săm soi các cây đàn của nhau rồi cùng "ồ, à..." thích thú.

Ðầu tiên là so kích thước của các cây đàn. Cây đàn koto Nhật Bản là dài nhất: 180cm, đàn kayakeum của Hàn Quốc thì 160cm, đàn guzheng Trung Quốc dài khoảng 150cm và cây đàn tranh Việt Nam "mi nhon" nhất với chiều dài chỉ 125cm. Nói về cân nặng thì cây guzheng đứng đầu và cây đàn Việt Nam là nhẹ nhất. Bà Yamauchi, nghệ sĩ koto, xin cầm thử cây đàn tranh và cứ tấm tắc: sao mà nhẹ thế.

Rồi đến lượt thử tiếng đàn. Tuy cũng là các cây đàn cùng họ đàn tranh nhưng âm sắc mỗi cây đương nhiên khác nhau vì mỗi cây thể hiện quan điểm thẩm mỹ của từng dân tộc và bắt chước tiếng nói của dân tộc đó nên thật là phong phú. Ðàn koto có hệ thống thang âm đặc trưng riêng biệt, đàn kayakeum (Hàn Quốc) mạnh mẽ và cách nhấn thì y như cách nói nhấn âm mạnh như có dấu hỏi của tiếng Hàn, đàn guzheng Trung Quốc trầm ấm, đàn tranh Việt Nam thì âm thanh trong trẻo. Min Yung Kim nói: "Bạn nói thử một câu tiếng Việt đi". Mình mới nói rằng Min là nghệ sĩ đẹp nhất mình từng thấy, đẹp như là hoa hậu. Min chẳng hiểu gì cả nhưng nhận xét: "Cây đàn của bạn nói giống bạn". Mình sờ vô những đầu ngón tay phải của Min và cảm nhận được tất cả các vết chai cứng hình thành qua tháng năm miệt mài với nghề nghiệp. Cô ấy lại sờ ngón tay của bàn tay trái mình để cũng thấy những vết cắt thật nhỏ qua những lần miết sâu trên dây đàn.

Ông Peter Tam - thành viên ban tổ chức sau đêm diễn, đến nói rằng: "Lúc đầu tôi cứ nghĩ đàn Việt Nam giống như Trung Hoa, nhưng bây giờ thì tôi đã biết sự khác biệt rồi". Mình có thể làm gì? Ông ấy còn nói: "Chúng tôi đã rất lo lắng: liệu chúng tôi có cần phải để micro riêng cho cô không. Nhưng sau khi tổng duyệt thì tôi biết là không cần phải lo nữa, tiếng đàn VN rất vang và sắc nét đến từng ngón nhấn".

À cái này thì mình phải về cảm ơn nhạc sư Vĩnh Bảo mới được. Mẹ cứ bảo mình là "anh hùng thì phải có bửu kiếm" ... mà thầy Vĩnh Bảo thì lại bảo "thôi thầy lên núi ở ẩn rồi, thầy làm cho con mấy cây đàn đặc biệt để ra giang hồ vậy". Và thiệt không hổ danh "đàn Vĩnh Bảo", tiếng đàn thật vang và ngân dài cho đến từng nốt nhấn. "Lão sư" Hoàng Châu (người độc tấu guzheng) từ Bắc Kinh đã thử và lắc đầu thán phục: "Cây đàn guzheng không thể nào nhấn đến quãng 4 như vậy được".

Sáng nay báo Macau đăng bài về nhạc hội, có ảnh của mình và giáo sư Hoàng Châu nữa cùng với những lời nhận xét hết sức tốt đẹp.. Vui quá đi!

Lại nghĩ đến lời ông Hoàng (nhạc sĩ sáng tác bài guzheng được diễn tấu trong chương trình) đã nói: "Cây đàn Việt Nam được chú ý đặc biệt vì giai điệu phong phú, cách "chuyển hơi" của đàn Việt Nam là cực kỳ độc đáo. Chỉ sử dụng một cây đàn mà diễn tả nhiều hơi nhạc khác nhau tạo ra nhiều giai điệu khác nhau". Ông ấy còn nhận xét rất hay rằng: sau này khi kỹ thuật ngày càng phát triển và không còn xa lạ với giới chơi đàn tranh các nước, thì giai điệu chính là cái quyết định cho thành công của tác phẩm.

Chia tay và hẹn một ngày nào đó sẽ được gặp lại mọi người. Ở đâu đó trên trái đất hay ở VN chẳng hạn. Có ai cấm mình mơ đâu nhỉ!

Trích nhật ký chuyến lưu diễn


"Thế giới đàn tranh" của nghệ sĩ Hải Phượng
Trang: 1 2 3