Đam San.net -Diễn đàn yêu âm nhạc và nhạc cụ dân tộc Việt Nam - Rung hơi trong dân ca, nhạc cổ giữa các miền khác nhau như thế nào?

Đam San.net -Diễn đàn yêu âm nhạc và nhạc cụ dân tộc Việt Nam

Phiên bản đầy đủ: Rung hơi trong dân ca, nhạc cổ giữa các miền khác nhau như thế nào?
Bạn đang xem phiên bản rút gọn. Bạn có thể xem bản đầy đủ.
Mình thấy dân ca và nhạc cổ các miền đều có nét đặc trưng riêng biệt, cách thể hiện cũng khác nhau. Mình đang thắc mắc là kĩ thuật rung hơi giữa các miền có khác nhau gì không? Và khác như thế nào? Xin các pro chỉ giáo HeartHeartHeart
levinhha thân mến!
Chính điều bạn đang thắc mắc trên đây là chất liệu nền tảng làm ra sự khác biệt đặc trưng của dân ca nhạc cổ theo vùng miền. Mình trao đổi với bạn theo hiểu biết của mình.
Thường ta thấy âm giai Ngũ cung làm ra chất liệu dân ca Việt Nam. Vậy bản chất của Ngũ cung là gì ? Xét về tỉ tần chính là 1 vòng hoà thanh 1 quãng 8 không bán âm nhưng có xuất hiện 1 cung rưỡi trong vòng hoà thanh đó. Thường tồn tại dưới 2 dạng: Ngũ cung Bắc và Ngũ cung Nam.
1. NGŨ CUNG BẮC:
Xướng âm theo Cổ nhạc: Hò - Xừ - Xang - Xê - Công - Líu
Xướng âm theo Tân nhạc: C - D - F - G - A - C
Cấu trúc của thang âm là : 1cung - 1,5 cung - 1 cung - 1 cung - 1,5 cung. Nó y chang như ngăn phím đàn Kìm và cách lên dây Bắc của đàn Tranh.
Ngoài ra còn có những chữ nhạc phụ để tô điểm đặc trưng : Oan (Phan) Lịu, lỉu, xể, ỳ, xư...v.v...
Như vậy ta lấy bất kỳ nốt nhạc nào trong Tân nhạc làm chữ Hò cũng được.
Ví dụ:
G - A - C - D - E - G
A - B - D - E - F# - G
C - D - F - G - A - C
D - E - G - A - B - D
Khi diễn tấu, để thể hiện đặc trưng của riêng biệt vùng miền, chúng ta để ý kỹ khi nghe sẽ nhận thấy điều này:
Sự rung hơi trong 5 cái âm thanh ở trên sẽ cho ra đặc trưng của loại bài bản mà ta diễn tấu.
Bạn quan sát như sau:
Với thang Ngũ cung : D - E - G - A - B - D
Khi tấu các bản hơi Bắc:
Tính chất: Vui tươi, rộn ràng.
Bạn rung E và B . Đi sâu hơn thì bạn nên áp dụng kỹ thuật này. Mình nói cụ thể 1 nốt nhạc :
rung cái B: (mình nói trong thời gian 1 cái B vang lên 1 nốt đen):
1. đầu tiên là C
2. ở giữa là B luyến lên D (vừa luyến vừa rung)
3. cuối là D về B. (cũng vừa luyến vừa rung)
là kết thúc nốt đen. Trong 3 quá trình trên thì cái quá trình 1 có thể có có thể không tuỳ theo loại nhạc cụ mà bạn diễn tấu. Có thể ký âm C là dấu hoa mỹ.
Trong Cổ nhạc thì chúng ta gọi là chữ Cộng.
Rung cái E (trong cổ nhạc gọi là Xự): Cậu tự suy luận theo cách tớ trình bày về cái B.
Bạn cứ làm thử với hơi Bắc đi, tớ sẽ trao đổi thêm về các hơi khác với bạn. Hơi Bắc là hơi căn bản nhất, làm cơ sở để làm ra các hơi khác. Thì tự nhiên bạn nhận ra Chèo, Quan họ, Xẩm, Văn, Trù, bài Chòi, và Đờn ca Tài tử. Quan trọng là bạn nắm cái hơi Bắc thật chắc ăn thì những bài viết sau cậu sẽ hiểu liền.