Đam San.net -Diễn đàn yêu âm nhạc và nhạc cụ dân tộc Việt Nam - Xin bản chép nhạc (theo kiểu: đo re mi fa sol ...) của các điệu trong hát văn(như:cờn

Đam San.net -Diễn đàn yêu âm nhạc và nhạc cụ dân tộc Việt Nam

Phiên bản đầy đủ: Xin bản chép nhạc (theo kiểu: đo re mi fa sol ...) của các điệu trong hát văn(như:cờn
Bạn đang xem phiên bản rút gọn. Bạn có thể xem bản đầy đủ.
Dear All mem!
Xin bản chép nhạc theo kiểu : đồ - rê - mi - fa - sol ... lưu không của điệu
Cờn, Dọc, Xá... trong hát văn để về tập Đàn Nguyệt và Đàn nhị (líu).

Trân trọng cảm ơn và mong hồi âm!hjxhjx
Thế là bạn xin cảm âm à, kiểu như sòn sòn sòn đô sòn đó hả ? Vậy thử qua bên tieusao.com xem, bên ấy nhiều cảm âm lắm nhưng chủ yếu là cho sáo thôi.
(06-28-2012, 12:35 PM)sonnu Đã viết: [ -> ]Thế là bạn xin cảm âm à, kiểu như sòn sòn sòn đô sòn đó hả ? Vậy thử qua bên tieusao.com xem, bên ấy nhiều cảm âm lắm nhưng chủ yếu là cho sáo thôi.
Đúng rùi đó, chính là cảm âm đó. Nhưng mừ bên tieusao.com thì toàn các anh em sáo thui. mà đàn nguyệt thì ko có nốt fa và xi. như vậy xin bên đó chắc ko tập nổi. Tuy nhiên mình sẽ xin bên đó!
Cảm ơn Sonnu nhìu nha!
Theo anh thì em nên tập theo cách này:
1. Nếu em muốn trở thành người chuyên nghiệp hành nghề cơm áo gạo tiền với nghiệp hát văn thì nên tìm thầy học cho chắc ăn. Đó là lối học truyền ngón rất hiệu quả.
2. Nếu em tập để chơi thư giãn tiêu khiển thì tập theo cách nhìn người ta bỏ ngón như thế nào ta tập theo như thế. Về sau khi có cái cảm âm trong đầu rồi thì em tự phát triển ngón bấm. Cách này ta tự tập được cũng rất hiệu quả.
Nhạc dân tộc nhìn chung là rất nhiều phong cách chơi, tuỳ theo ý thích của từng người. Trong đó có cái khuôn khổ bất dịch là số lượng nhịp và nốt nhạc dứt câu. Còn đường đi đến nốt nhạc đó thì rất phong phú tuỳ theo cảm hứng của từng nhạc sĩ.
Em mò theo ký âm hoặc cảm âm sẽ rất lâu và cực nhọc.
Thường là dứt các lưu không 8 , 12 , 16 là ta về nốt nhạc chủ âm để người hát bắt theo nốt nhạc đó. Khi rảnh anh làm vài clip đăng lên để em tham khảo thêm.
Em xem clip của 1 người bạn của anh xem sao. Cũng là nghiệp dư như chúng ta.

Thể điệu Cờn Bắc:




Thể điệu Dọc:




Thể điệu Cờn sòng:



Thể điệu Xá thượng:



Dạ vâng, e cảm ơn anh Hùng nhìu! E sẽ tiếp thu ạ!
E thì học để biết, và cũng có chơi. nhưng chỉ chơi cho hội làng ở quê nhà thôi. Tuy nhiên nếu học ko đến nơi, chơi ko được thì người ta cười cho ấy. hjx
Vì vậy, e sẽ học cho tử tế cho dù có bằng cách nào!hj

Àh, a Hùng ơi: e gắn lại phím theo đúng qui cách của anh và âm có vẻ chuẩn rùi đó. chứ trước cứ lấy được quãng dưới thì lại hoảng quãng cao. Và may mắn thay, kích thước cây nguyệt của em lại = đúng kích thước mà anh ví dụ.hì

Một lần nữa, tiểu đệ xin cảm ơn huynh nha!
Ui, xiin bác Hùng gỡ ngay cái clip này xuống nhé. Đây là anh em giao lưu, chưa phải là mẫu mực để cho anh em tập theo. Tập theo là sai bét. Mấy clip này chơi trong lúc hưng phấn, ko thể coi là chính xác được. XIn bác Lê Hữu Hùng gỡ ngay cho em nhờ.
Anh em nào muốn tập theo thể loại này, có thể hỏi các cao nhân trong làng hát văn. Trên youtube có clip của anh Tiến Đông lao post nhiều thể điệu lưu không hát văn ( dọc, cờn ,xá , phú) do 2 nghệ nhân trẻ là Tuấn Anh và Huy Bảo thực hiện.