Xin gửi tặng các bạn file tài liệu mình tính toán để gắn phím đàn Nguyệt (đàn Kìm)
Bạn có thể tự chỉnh sửa và gắn phím cho đàn của mình hoặc gắn giùm cho bạn bè xung quanh có cây đàn sai lạc phím.
Có gì khó khăn bạn liên hệ với mình qua Email: hungdcmo@yahoo.com, mình sẽ giúp các bạn.
link tài liệu:
http://www.mediafire.com/?7n6mlllx9abu562
Cảm ơn anh Hùng nhiều, mai mốt ra Quảng Ninh nhớ dẫn em đi chơi Hạ Long nha !
Dành cho các bạn nghiên cứu nhạc cụ.
Ở cây đàn Nguyệt có 1 điều kỳ lạ các bạn ạ, bạn nào có đàn Nguyệt để ý kỹ sẽ thấy 1 sự việc rất hay:
1. Từ mép con ngựa gắn trên thùng đàn đến mép con cóc đỡ dây phía đầu cần đàn là chiều dài dây buông (L). Chia đôi số đo này ta có khoảng cách từ con ngựa đến phím số 5 (Phím số 5 nằm giữa đoạn L).
2. Chia đôi khoảng cách từ mép con cóc đỡ dây ở đầu đàn đến phím số 1 ta có khoảng cách từ phím số 5 đến phím số 6.
3. Chia đôi khoảng cách từ phím số 1 đến phím số 2 ta có khoảng cách từ phím số 6 đến phím số 7
4. Chia đôi khoảng cách từ phím số 2 đến phím số 3 ta có khoảng cách từ phím số 7 đến phím số 8.
v..v..
Một cách tính khác:
Bắt đầu tính từ mép con ngựa gắn trên mặt đàn :
1. Đo từ mép con ngựa lên đến mép con cóc đỡ dây rồi chia đôi ta có khoảng cách từ mép ngựa đến phím số 5.
2. Đo từ mép con ngựa lên đến phím số 1 rồi chia đôi ta có khoảng cách từ mép ngựa đến phím số 6.
3. Đo từ mép con ngựa lên đến phím số 2 rồi chia đôi ta có khoảng cách từ mép ngựa đến phím số 7.
4. Đo từ mép con ngựa lên đến phím số 3 rồi chia đôi ta có khoảng cách từ mép ngựa đến phím số 8.
v.v...
Nếu đàn Nguyệt gắn 10 phím thì ta vẫn tính theo 2 cách trên. thì tương ứng với phím 4 là phím 9 và phím 5 là phím 10.
Như vậy:
A. Từ phím số 5 đến mép con ngựa lại hình đồng dạng của cây đàn Nguyệt ban đầu, giờ nó đã nhỏ đi 1/2 so với ban đầu.
B. Các khoảng cách đồng âm giữa 2 cây đàn này luôn tương ứng vị trí với nhau là :
0 và 5,
1 và 6,
2 và 7,
3 và 8 ,
4 và 9,
5 và 0 và 10 ,
nếu có 11 phím thì: 1 và 6 và 11.
Bài này hay quá, hay thật đấy !!!!!!!!!!!!!!
Những thuật toán trên đây sẽ giúp ích cho các nghệ sĩ đàn Nguyệt khi gặp phải những sự cố hi hữu không mong muốn. Có thể cuộc đời biểu diễn của họ sẽ có những lần gặp phải trường hợp này đấy.
Giả định như bạn là một nghệ sĩ đàn Nguyệt đang đi lưu diễn ở một tỉnh nọ.
Tiết mục Cảm xúc quê hương của bạn là tiết mục thứ 6.
Đến tiết mục số 3 là tốp múa:"Việt Nam quê hương tôi". Màn múa rất đẹp, khán giả vỗ tay rầm cả lên.
Bạn ngồi cánh gà so dây xong rồi thì thật bất ngờ phím số 2 bị long ra rơi xuống đất.
Thật nguy hiểm, giờ làm sao đây ?????? Không lẽ báo cáo với Trưởng đoàn hủy tiết mục Cảm xúc quê hương ???????
Anh đàn Organ thì hôm qua đi nhậu xỉn rồi, còn đang khò khò !!!!.
Máy đo tần số thì bị hết pin !!!!!!
Làm sao bây giờ ???????? Gắn theo tai nghe của bạn thì không ổn rồi, sân khấu nhạc, ánh sáng, đang ầm ầm lên , gắn sao đây ???????
Xin bạn chớ có lo lắng. Lê Hữu Hùng có 1 giải pháp cho bạn đây.
Khi màn múa "Việt Nam quê hương tôi " kết thúc, tốp nữ ào ra, bạn tóm ngay lấy 1 cô Đào và nói:" Cho anh mượn cái dải yếm". Miệng nói, tay rút ngay dải yếm (không cần biết her có đồng ý hay không).
Bây giờ bạn đo ngay theo 1 trong những cách sau:
1. Gập đôi dải yếm lại, đo từ mép con ngựa đến mép phím số 7, mở dải yếm ra đặt 1 đầu dải yếm vào mép con ngựa, đầu bên kia bạn được vị trí phím số 2, lấy keo con voi gắn phím vào.
2. Bạn gập đôi dải yếm đo từ đỉnh phím số 7 đến phím số 8, bạn mở dải yếm áp vào phím số 3 đo về phím số 1 bạn đặt phím số 2 vào vị trí gấp 2 lần khoảng cách giữa phím 7 và phím 8.
3..v..v...còn rất nhiều cách cứu nguy cho bạn.
Bạn gắn xong rồi nhớ trả lại dải yếm cho cô đào đang đứng co ro góc cánh gà kia nhé. Đến tiết mục Cảm xúc quê hương của bạn rồi đấy.
Thông điệp của bài viết là: Khi là Nghệ sĩ đàn Nguyệt, bạn đi lưu diễn tỉnh xa, nhớ đem theo 1 lọ keo con Voi 502 đề phòng sự cố long phím ra nhé.
(Bạn có thể giả định với những trường hợp bị long phím 1, phím thứ (i)..v..v...để bạn tự gắn lại, bạn sẽ thấy rất thú vị khi làm việc với những thuật toán Âm nhạc.)
Chúc các bạn thành công.